Các mâm quả “Sính Lễ” trong ngày ăn hỏi

Nghi lễ đính hôn hay còn gọi là: Lễ ăn hỏi, theo hướng hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được các nét đặt trưng truyền thống. Với sự kết hợp giữa những nét đẹp đương đại và phong tục truyền thống. Mâm quả đám hỏi hay còn gọi là “Sính Lễ” là thứ rất hệ trọng nhằm cầu phúc cho đôi uyên ương có cuộc đời mới gắn kết đầy hạnh phúc. Cùng với tiệc cưới sang trọng theo phong cách phương tây. Nhằm mang đến một lễ ăn hỏi long trọng và thiêng liêng nhất. Chính vì thế, dù là gia đình nhà trai hay gia đình nhà gái thì đám hỏi luôn được chuẩn bị một cách chu đáo nhất. Trong mâm quả của nhà trai cho đám hỏi gồm những gì. Sau đây Chả lụa Kim Hoàng Phát sẽ gợi ý đến quý bạn đọc mâm quả đám hỏi theo phong tục miền Nam.

 

Mâm quả đám hỏi phong tục miền Nam gồm những gì?

 

  1. Mâm quả Trầu – Cau

Người miền Nam quan niệm mâm trầu cau chính là sự thưa hỏi chính thức của nhà trai đối với bên nhà gái. Do đó, trầu cau luôn được xem là sính lễ quan trọng số 1 trong các đám hỏi. Khác với người miền Bắc, người miền Trung và miền Nam thường chuẩn bị số cau lẻ. Cứ mỗi quả cau lại cần 2 lá trầu. Thường thì người ta sử dụng 105 quả cau và 210 lá trầu với ý nghĩa trăm năm hạnh phúc.

Mâm quả đám hỏi phong tục miền Nam gồm những gì?

 

  1. Mâm quả Trà – Rượu – Đèn

Tráp rượu và thuốc lá được xem như lời mời của con cháu tới các vị tổ tiên về chứng giám và chúc phúc cho cặp đôi sắp cưới. Hương vị cay nồng của rượu biểu tượng cho cuộc sống hôn sẽ có nhiều khoảnh khắc buồn bực, khó khăn thế nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn luôn sát cánh và nồng nàn bên nhau.

Mâm quả đám hỏi phong tục miền Nam gồm những gì?

 

  1. Mâm quả Trái Cây

Miền nam là vùng đất của các loại trái cây thế nên mâm hoa quả được xem là lễ vật không thể thiếu trong các đám hỏi ở đây. Mâm hoa quả thường bao gồm các loại trái cây như táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,… Mâm lễ vật này tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân đầy đủ, sung túc và ngọt ngào.

Mâm quả đám hỏi phong tục miền Nam gồm những gì?

 

  1. Mâm quả Xôi Gấc

Màu đỏ tự nhiên của xôi gấc thể hiện sự ấm no đủ đầy và là lời chúc cho cặp đôi luôn gặp may mắn trong cuộc sống vợ chồng. Sự kết dính đặc trưng của xôi tượng trưng cho tấm lòng sắt son, sự thủy chung, bền chặt của đôi lứa dù cuộc sống có khó khan đến đâu. Tùy theo sự thống nhất của hai bên gia đình mà mâm xôi gấc miền Nam có thể có thêm gà luộc hoặc chỉ có xôi.

Mâm quả đám hỏi phong tục miền Nam gồm những gì?

 

  1. Mâm quả bánh Su Sê(hay còn gọi là bánh phu thê)

bánh su sê tượng trưng cho sự hòa hợp của trời và đất, mang ý nghĩa đồng thuận, thể hiện sự gắn bó bền chặt trong đời sống vợ chồng. So với mâm lễ vật này của người miền Trung khi chỉ sử dụng bánh phu thê, thì người miền Nam thường sử dụng cả 2 loại bánh là bánh cốm và bánh phu thê.

Mâm quả đám hỏi phong tục miền Nam gồm những gì?

 

  1. Mâm quả chả lụa:

Với cuộc sống trước kia, các gia đình giàu có mới có thể có tiền mua chả lụa dùng trong các bữa ăn. Vì vậy, đối với mọi gia đình, khi cưới hỏi cho con, họ luôn có món chả lụa nhằm thể hiện, cầu chúc cho con cái sau này ăn nên làm gia và sống cuộc đời phú túc. Từ đó cho đến nay, mọi đám hỏi đều có món chả lụa nhằm mang tới ý nghĩa mong may mắn và cuộc đời cho cô dâu chú rể sẽ làm ăn phát đạt và sống đời no ấm.

7.Mâm quả heo quay (hoặc heo sữa quay)

Người miền Nam quan niệm bên cạnh vị ngọt ngào của trái cây thì cần thêm vị mặn của thịt. Nếu mâm xôi gấc không kèm gà luộc thì thường nhà trai sẽ đi lễ heo sữa quay.

Đặt Hàng Nhanh