Nguồn gốc và ý nghĩa tết đoan ngọ

Tết Đoan ngọ 2023 ngày mấy? Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

KHP FOOD – Tết Đoan Ngọ còn là một ngày lễ truyền thống bao hàm nhiều giá trị văn hóa của người Việt. Hãy cùng Chả lụa Kim Hoàng Phát tìm hiểu về ngày tết này nhé.

 

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ tồn tại lâu đời trong nền văn hóa phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của người dân một số nước, trong đó có Việt Nam. Ngày này còn được người dân Vietnam gọi với cái tên dân dã là ngày “giết sâu bọ”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục, quan niệm của người Vietnam trong ngày Tết truyền thống này nhé.

 

  1. Tết Đoan Ngọ 2023 ngày mấy?

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của người Việt, nói rộng hơn là của người Á đông được tổ chức vào mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Vậy năm 2023, mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch?

Theo lịch vạn niên, mùng 5/5 âm lịch năm Quý Mão sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 22/6/2023.

  1. Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương hay ngày “giết sâu bọ”, là một trong những ngày Tết truyền thống được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch (ngày giữa năm âm lịch).

Theo đó, “Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ Ngọ (từ 11 – 13h chiều) – khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Từ ý nghĩa trên có thể hiểu, Đoan Ngọ là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Còn từ “dương” là Mặt Trời, là khí dương, nên Tết Đoan Dương có nghĩa là “bắt đầu lúc khí dương đang thịnh”.

Trên thực tế, Tết Đoan Ngọ là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm của người xưa về sự tuần hoàn thời tiết trong năm. Vào ngày này, người Việt thường làm mâm cơm cúng tổ tiên và cầu mong cho một mùa làm ăn mới may mắn, thuận lợi.

 

2.1 Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh là Mid-year Festival – 5/5 (lunar). Tại Trung Quốc, ngày này trong tiếng Anh có nghĩa là Dragon Boat Festival (lễ hội thuyền rồng) hoặc Duanwu Festival (lễ Đoan Ngọ).

 

2.2 Nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ

Mặc dù có ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ 5/5 của Việt Nam lại hoàn toàn khác biệt. Vậy Tết Đoan Ngọ xuất phát từ đâu?

Nguồn gốc ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch của người Việt bắt nguồn từ sự tích Tết Đoan Ngọ được lưu truyền như sau:

Vào một ngày sau mùa vụ, người nông dân rất vui mừng và phấn khởi vì được mùa màng bội thu. Tuy nhiên, vào mùa thu hoạch năm đó, sâu bọ lại hoành hành, đục khoét mất cây trái, thực phẩm đã đến độ thu hoạch của nông dân, khiến cho mùa màng của nông dân thất bát nặng nề. Mặc dù tìm đủ mọi cách khắc chế sâu bọ, nhưng nông dân vẫn không sao giải được nạn sâu bọ. Bỗng nhiên, không hiểu vì duyên cớ nào, một hôm có một ông lão đi tới và xưng danh là Đôi Truân.

Ông hướng dẫn cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây, cơm rượu, sau đó ra trước nhà mình cầu nguyện vào đúng giờ trưa (trong khoảng 11h đến 13h, ngày 5/5 âm lịch). Người dân cứ thế tin và làm theo, chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Ông lão còn bảo thêm: “Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”.

Dân chúng vui mừng, cảm kích ông lão vô cùng nhưng khi định cảm tạ thì ông lão đã đi mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đã đặt tên cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

 

2.3 Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, tiết trời bắt đầu chuyển mùa, đây là điều kiện thuận lợi để những loại sâu bệnh phát triển, gây hại cho mùa màng và sức khỏe của con người. Do đó, trong ngày này, mọi người thường nghĩ ra những cách để phòng bệnh, tiêu diệt sâu bọ gây hại cho cây trồng, cầu mong mùa vụ bội thu.

Theo quan niệm cổ truyền, người dân ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 là một cách để diệt trừ sâu bọ. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết. Ở nhiều nơi, các gia đình có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen… để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.

Đối với người Việt Nam, sau Tết Nguyên đán, vào mùng 5/5 Tết Đoan Ngọ chính là dịp mà các gia đình sum họp đầm ấm bên nhau. Ngoài ra, đây còn là ngày mà người dân tổ chức cúng tế lễ đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự quang đãng và cầu bình an.

  1. Cúng Tết Đoan Ngọ ở 3 miền Bắc – Trung – Nam:

Theo quan niệm của người xưa, mâm cúng Tết Đoan Ngọ phải chuẩn bị các loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng,… mới loại bỏ được “sâu bọ” trong hệ tiêu hóa. Mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt thường có các lễ vật sau:

  • Hương, hoa, vàng mã.
  • Nước, rượu nếp.
  • Các loại hoa quả.
  • Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp.
  • Xôi, chè.

Tùy theo văn hóa mỗi vùng miền mà mâm cúng mùng 5/5 cũng có sự khác biệt. nhưng cơ bản nhất là dựa vào niềm tin dân gian, niềm tin truyền đời từng vùng miền, gia đình mà mỗi mâm cúng của các gia đình có khác nhau. Nhưng vùng miền nào thì mâm cúng ngày này cũng phải có món rượu nếp, là món không thể thiếu trong mâm cúng.

Dựa trên nhiều nguồn dữ liệu, Chả lụa Kim Hoàng phát sưu tầm, chắt lọc và cung cấp tới độc giả về ngày tết ngàn đời này của người dân xứ Việt. 

 

Đặt Hàng Nhanh